Tìm Nguồn Cội

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 422
  • Tổng lượt truy cập 358,796
Ngày đăng: 15/04/2013, 11:16 am
Lượt xem: 1933

TÌM VỀ NGUỒN CỘI

Ngôn từ thường nói, ở cửa miệng, thế gian; cây có cội, nước có nguồn, các dòng họ là ánh bình minh, của nền văn hóa nhân loại, là tiên chi của huyết thống, là sự mở đầu của bộ tộc, là nền tảng quốc gia, là gốc rễ, cội nguồn nhân bản.

Bởi vậy: Các triều đại, xã hội chính trị, kinh tế, văn hóa đổi thay, nhưng dòng họ vẫn tồn trường sống cùng non sông đất nước.

Đều một lòng đoàn kết, nghe theo lời hiệu triệu của đảng, chính phủ, nhà nước, bác Hồ: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Toàn dân quyết chiến đánh dẹp thù trong giặc ngoài, đi đến thành công, hoàn thành thống nhất đất nước, lập nên nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ khởi ban đầu diệt giặc dốt đâu đâu cũng mở lớp bình dân học vụ, rồi bổ túc văn hóa. Nhà nước xây dựng, mở bao nhiêu trường sở các cấp quốc gia.

Do tiêm nhiễm, có truyền thống hiếu học, nền văn minh của dân tộc Việt Nam, văn hóa phát triển, nhiều nhân tài, các ngành, khoa học nảy sinh, theo thời gian, đồng hóa, cuộc sống hạnh phúc, tiến bộ cùng nhân loại.

Thế mới biết, đều do sự học mà ra, đường cái giao thông, cơ giới hóa, báo đăng đài nói, điện thoại, thông tin đại chúng, dễ dàng thuận lợi, kinh tế dồi dào, trí tuệ mở mang. Nhờ vậy các dòng họ, đến gia đình, chi phái, cành nhánh, ra đi hàng vài thế kỷ, hay một thời cách xa nay đã tìm về cội nguồn, tâm tư ai cũng mong ngó lại, nếp nhà xưa, họ hàng, nhà thờ, mồ mả tổ tiên, nơi ông cha mình cùng lớp người xưa, khi thắp nén hương tưởng niệm, khói hương cuồn cuộn, cuốn dũ linh thiêng sinh lòng cảm động, ký ức dồn về. Chính nơi đây, đã thấm bao mồ hôi nước mắt, thăng trầm, thịnh suy bĩ thái, đã tạo nền móng dựng xây của bao lớp người trước, dựng nên ở mảnh đất này, vùng trời yên tĩnh thái bình. Chính tâm cảm nghĩ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, công lao to lớn của bao nhiêu lớp người, hy sinh cá nhân, ngã xuống vì dân, nước để được có ngày hôm nay.

Các dòng họ trong nước nói chung dòng họ Đàm Thận ở thôn Hương Mạc, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nói riêng, từ gia đình đến cành, nhánh, chi phái, lần lượt tìm về cội nguồn, bằng chứng cứ, do có nhiều nguyên nhân, các cụ đời xưa tổ tiên để lại, thư tịch cụ thể được Bộ văn hóa, xếp hạng 3 bằng di tích lịch sử cấp nhà nước.

Do nguyên nhân trên, cụ thể như chi nhánh dòng họ Đàm Quang, ra đi hơn 3 thế kỷ nay, ban đầu ở Nam Định, sau về lập nghiệp định cư ở thôn La Khê, xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh lễ giỗ thường niên, 2 cụ thủy tổ ông 3-08 cụ thủy tổ bà hai nhăm tháng hai (25-02-Âm lịch) 15 lần. cụ thủy tổ Đàm Thận Huy, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất 1490, làm quan đến thượng thư nhiều bộ, nhà sư phạm, nhà ngoại giao, nhà tướng, nhà văn, dự hội tao đàn, nhị thập bát tú, thời vua Lê Thánh Tông, năm Ất Mão (1495) đến năm Bính Ngọ (1666) cảnh trị 4, vua Lê Huyền Tông + Tây Vương Trịnh tạc, truy phong Tiết nghĩa Đại vương, cử bộ công về tại làng xây đền Tiết Nghĩa Từ - làm cùng thời với 12 vị Tiết nghĩa trong nước gọi là họ Nghĩa Tộc.

Riêng cụ Tiết bà (ở Hương Mạc) gốc quan độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh được các triều vua đến tận nhà Nguyễn phong mĩ tự: Nghiêm Thị hạo từ thuận, hoàng hậu phi nhân, lịch triều gia tặng thục diệu trai tĩnh dực bảo trung hưng trung đẳng thần…hậu duệ tộc Đàm quảng nam – Đà Nẵng về dự lễ tổ 14 lần.

Như vậy họ Đàm Thận dòng gốc Bắc Ninh – Từ Sơn, cũng đã đi dự lễ tổ chi nhiều lần ở các nơi.

Hai dòng họ Đàm - ở thôn Cổ Loan, xã ninh Tiến, huyện Hoa Lư + thôn Ngọc Lâm, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, cùng ở tỉnh ninh Bình, về dự lễ tổ ở nơi gốc – xuân, thu nhị kỳ 13 lần.

Hai dòng họ Đàm – 1 xóm 14 thôn An Thịnh, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng + thôn Cổ Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, cùng tỉnh Ninh Bình về dự lễ tổ: gốc Từ Sơn 14 lần.

Dòng Đàm: Hào Khê, hàng kênh An Hải TP Hải Phòng cùng cành nhánh các nơi Lâm Động – Thủy Nguyên…v.v đã về dự lễ tổ gốc: Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh 15 lần.

Dòng Đàm: Thái Nguyên 12 lần dự lế dòng Đàm, chi, cành, nhánh Cao Bằng 10 lần về họ gốc Đàm Thận: Từ Sơn, Bắc Ninh làm lễ tổ.

Các nhánh dòng họ Đàm ở TP Hồ Chí minh

+ Ở các tỉnh lẻ hậu duệ sinh sống làm ăn ở các nước về dự lễ tổ, thăm gốc nguồn 36 lần.

Dòng Đàm: Thôn Đồng Hòa, xã Thụy Phong, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình… về dự lễ tổ 6 lần.

Dòng Đàm: Thôn Hòa Bình, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, Hưng Yên về dự lễ tổ, cùng nhau họp mặt 7 lần.

Dòng Đàm (Nguyễn Hữu) Tây Tựu huyện Từ Liêm, TP Hà Nội, liên hệ đi lại dự lễ cùng Đàm Thận Từ Sơn.

Ngoài ra hậu duệ ngoại quân, cũng các khách quý, xuân thu nhị kỳ - thường ngày về thăm, làm lễ tổ rất long trọng tôn nghiêm.

Về khoa cử hán học, tuy dòng Đàm Thận – đỗ đại khoa không rồn rập một thời, nhưng đỗ đều đều trong các triều đại nào cũng có…

Cụ thể như triều Trần, đã có cụ Trung Khoa, triều Lê Thánh Tông hồng đức thứ 21 có cụ Thủy Tổ Đàm Thận Huy, hai anh em đỗ tiến sĩ Đàm Thận Giản – Lê Hiến Tông cảnh thống nhị niên đỗ hoàng giáp ngoại quán có hai tiến sĩ Đàm Chí cụ Đàm Sâm, năm 1684 cụ quốc sư Đàm Công Hiệu đỗ hoành từ sĩ vọng – thành thái Ất Mùi, thứ 7 có cụ tiến sĩ Đàm Liêm (tức Thần Bình) còn cử nhân + tú tài đến cuối khoa thi triều Nguyễn có 35 vị.

Khoa cử quốc ngữ ở ngoại quán chưa thống kê được mấy - ở bản gốc có 4 giáo sư (3 trong nước + 1 ở Mỹ): Đàm Trung Bảo giáo sư dược, Đàm Trung Đồn giáo sư vật lý, Đàm Văn Nhuệ tiến sĩ giáo sư ngành kinh tế, Đàm Thanh Sơn tiến sĩ giáo sư vật lý làm ở OA-SINH-TON ở SEATTTE (XIATTON) bên bờ Thái Bình Dương.

Còn đại học, trên đại học, trung, cao đẳng, 165 vị, ngoài ra, nay đã ở ngoại quán, lại đỗ tiến sĩ ở nước ngoài, có đôi ba người về quê gốc làm lễ tổ, tại đền Tiết Nghĩa Từ còn một số chưa ghi…

Kết luận: Bản này có điều gì khiếm khuyết, mong các quý vị lượng thứ cho mọi điều hết lỗi, một quốc gia – đều dân giàu nước mạnh, thái bình thịnh trị, từ dòng họ trong bộ tộc, đến cá nhân, gia đình văn hóa tiến thủ, bản thân ai cũng có chí hướng tu thân lập nghiệp.

Nhạy bén phân rõ đúng sai, phải trái để hành xử, ở sống biết điều, được giao nhiệm vụ tập thể, hay làm việc riêng; đừng chớ để lại những điều không tốt đẹp, lưu truyền bia miengj thế gian – trách được, để làm người có nhân cách sống, để tri ân công đức tổ tông, ăn ở có nhân nghĩa để mãi đời sau noi gương.

ĐÀM THẬN CÔN

( Hậu dụê đời thứ 18)

 

 

 

 

Bài viết khác