GIỚI THIỆU DI TÍCH “TIẾT NGHĨA TỪ”

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 146
  • Tổng lượt truy cập 415,963
  • Bài viết
  • GIỚI THIỆU DI TÍCH “TIẾT NGHĨA TỪ”
Ngày đăng: 15/04/2013, 11:10 am
Lượt xem: 5142

GIỚI THIỆU DI TÍCH “TIẾT NGHĨA TỪ”

“Tiết Nghĩa Từ” do vua Lê ban tặng, khởi dựng năm 1666, thờ tiến sĩ Đàm Thận Huy.

Đàm Tướng Công, hiệu là Mạc Trai, tự Mặc Hiên tứ thụy Trung Hiến (1463 – 1526) người xã Hương Mạc, 28 tuổi đỗ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, năm 1490 – đời Vua Lê Thánh Tông, thành viên Hội tao đàn nhị thập bát tú. Tác phẩm tiêu biểu có: “Sĩ hoạn châm quy” và 12 bài thơ chữ hán khác… Cụ từng được cử đi sứ sang nhà Minh, làm quan đến chức Tán trị công thần Lễ bộ thượng thư, Tri chiêu văn quán, Tú lâm cục, Kiêm hàn lâm viện thị độc, Trưởng hàn lâm viện sự, Thiếu bảo nhập thị kinh diên, tước Lâm Xuyên Bá. Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, Cụ nhận được huyết chiếu lui về Bắc Giang mộ binh khởi nghĩa. Vì thế yếu, không gặp thời nên không địch nổi giặc, cả Cụ Ông, Cụ Bà và 2 người con gái út đều tuẫn tiết ở vùng Yên Thế Thượng, Hạ, Bắc Giang. Sau nhà Lê Trung Hưng xếp cụ vào hàng Kiệt tiết dực vận, Tán trị công thần; tước phong Thiếu bảo Lâm xuyên hầu, Cụ đã có công với nước, với dân. Trải qua các triều đã được phong tặng: Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, lại bộ thượng thư, Lich triều gia phong; Toàn đức túy hạnh, Cẩn tiết, Chính dung, Phù nguy, Chửng hoán…dực thuận hưng bình phù chính Đại vương…gia tặng Tráng tiết đôn nghĩa minh, Di trợ hóa quang ý trác vĩ dực bảo trung hưng Thượng Đẳng Thần.

“Tiết Nghĩa Từ” vốn xưa Triều Đình cử bộ công về xây dựng có quy mô to lớn, đất đai rộng, kiến trúc bề thế chạm khắc nghệ thuật điêu luyện, trải qua trường kỳ lịch sử, Đền đã mấy lần phải Trùng tu tôn tạo. Năm 1670, khắc dựng bia đá ghi tài năng, đức độ, công lao của Tướng công. Năm 1917 Đại tu tòa hậu đường. Năm 1949, do yêu cầu tiêu thổ kháng chiến chống giặc pháp nên phải tháo dỡ đền, cất giấu gỗ và đồ thờ. Năm 1962 khôi phục đền trên nền xưa móng cũ và tiếp tục tu bổ, năm 1999 Bộ văn hóa hỗ trợ kinh phí Đại tu tòa tiền tế…

Trong Đền thờ có nhiều tài liệu hiện vật giá trị lịch sử và nghệ thuật sâu sắc như ngai thờ, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, đồ thờ tự, tế khí thuộc các thời kỳ lịch sử.

“Tiết Nghĩa Từ” còn là trung tâm tín ngưỡng phụng thờ các vị liệt tổ, liệt tông của gia tộc. Hàng năm con cháu về đây thắp hương thờ cúng tưởng nhớ. Để phát huy truyền thống vẻ vang của Tổ tiên.

Với những giá trị lịch sử nói “Tiết Nghĩa Từ” đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận (xếp hạng) là di tích lưu niệm danh nhân văn hóa, Quyết định số 28/BVH ngày 28 tháng 1 năm 1988.

 

SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN TỈNH BẮC NINH

BẢO TÀNG TỈNH

GĐ. LÊ VIẾT NGA

(PHỤNG SOẠN NĂM 2001)



GIỚI THIỆU DI TÍCH

ĐỀN THỜ ĐÀM QUỐC SƯ

Đền thờ vốn trước là giảng đường trong Vương phủ Thăng Long. Nơi Cụ dạy Chúa Trịnh Cương cùng các thân Vương học. Năm 1721 Cụ bị bệnh rồi yếu, Chúa Trịnh Cương về thăm thầy, thấy cảnh vẫn nhà gianh vách đất nằm trong khuôn đất hẹp, cảm nghĩ ơn thụ giáo với người thầy thanh liêm đức độ, Chúa hội ý triều thần nhất trí mua thêm đất và cho chuyển nhà giảng đường về Hương Mạc dựng lại tại quê thầy, để thầy thấy cảnh trường xưa. Sau khi Cụ tạ thế, Triều đình quyết định bãi triều 3 ngày tổ chức Quốc tang. Nơi đây trở thành đền thờ Đàm Quốc Sư.

Đàm Quốc Sư (tức Đàm Công Hiệu, Đàm Hy) (1652 – 1721) tự là Mai Hiên, tứ thụy Trung Vỹ, là cháu đời thứ 7 của tiến sỹ Đàm Thận Huy. Năm 1673 đỗ Nho sinh trúng thức, năm1684 đỗ Sĩ Vọng sau được tiến cử vào trong Vương phủ giảng sách, rồi được triều đình bổ nhiệm làm quan với nhiều chức tước quan trọng. Năm 1720 Cụ xin về trí sỹ dược phong lễ bộ thượng thư, tham dự Triều chính, Thiếu bảo, Quốc lão nghĩa Quận công. Năm 1721 Cụ tạ thế, Triều Đình phong Thái Bảo; 1741- gia tặng Thái Tể; 1742- phong Quốc sư Đại vương; các đời vua sau nhiều lần ban tặng sắc phong, được phụng sự như sự thần.

Sắc: Đàm Phủ Quân – Chức trị giảng minh nghĩa công thần, tham tòng Lễ bộ Thượng thư, Quốc lão, tham dự Triều chính, Thiếu Bảo; trí sỹ - Thái phó. Truy tặng Thái tể, tước nghĩa Quân công; Thượng trụ Quốc thượng trật, truy phong – Anh nghị Trung liệt đoan túc Chi Thần, dực bảo Trung Hưng, Hộ quốc tý dân, Quang ý Trung Đẳng Thần.

Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử quê hương và đất nước, Đền đã nhiều lần phải tu bổ sửa chữa. Năm 1874 nghĩa quân của sỹ phu yêu nước Đồ Tịch đóng tại Đền, nên giặc Pháp đã đốt phá 9 gian tòa hậu đường mỗi tòa 5 gian, kiến trúc hình chữ nhị, kết cấu kiểu chồng giường kẻ tràng, thượng tứ, hạ ngũ chạm khắc nghệ thuật thoáng đẹp, chất liệu vẫn bằng gỗ xoan, hướng cũ (Đông Nam) nền xưa.

Năm 1988 đền đã được bộ văn hóa thông tin công nhận (xếp hạng – Quyết định số 28/BVH) là di tích lưu niệm danh nhân khoa bảng.

Năm 1999 Bộ văn hóa thông tin đã cấp kinh phí cùng gia tộc và nhân dân địa phương tiến hành tu bổ, sửa chữa lớn – tòa tiền tế tu bổ phần lớn bằng gỗ tứ thiết và nhà chuyền bồng nền được tôn cao thoáng mát trang nghiêm.

Đền thờ Quốc sư Đại vương – nhà khoa bảng tiêu biểu của quê hương và đất nước, mãi mãi là nơi giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo cho các thế hệ kế tiếp học tập, noi gương.

SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN TỈNH BẮC NINH

BẢO TÀNG TỈNH

GĐ. LÊ VIẾT NGA

(PHỤNG SOẠN NĂM 2001)



GIỚI THIỆU DI TÍCH

MIẾU HAI BÀ TỔ CÔ…

Từng nghe con cháu nối được nghiệp nhà đã khó, nối được chí khí Cha Ông thật là hiếm vậy.

Hai vị Nữ thần được phụng thờ ở Miếu này: Là Nhị vị Đàm Thị Anh liệt công chúa Hiệu là Dung Hoa sinh năm 1507. Quế Hoa sinh năm 1510. Nguyên hai Bà là chị em ruột con út cụ Tiết Nghĩa Đại vương Đàm Thận Huy đã từng làm quan đời Lê gặp lúc Ngụy – Mạc Thoán Đoạt, Cụ đã phất cao cờ nghĩa phù Lê. Hai bà tuy đang tuổi thanh nữ, nhan sắc phi phương, nhưng đều theo bước Cha, Mẹ nhất tâm cứu Quốc, không quản rừng sâu, núi xa quân thù vây bọc. Hai bà vẫn lận lội cùng niều quân khi chiêu mộ binh tướng, khi sắm sửa vũ khí, chăm lo gạo tiền… Tới lúc thế cùng theo gương cha mẹ. Hai Bà quyết tử tiết ở vùng cầu khoai xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, để tròn trung hiếu, thi hài hai bà đã được dân chúng thương cảm an táng và lập đền thờ (tức là Đền Cô, tại nơi đây đã được cấp bằng di tích lịch sử Quốc Gia). Đây chính quê hương, từ lòng ngưỡng mộ mọi người đã dựng nên ngôi thờ tự này, ngôi Miếu được bà con trong họ ngoài làng trông coi hương khói lâu dài thường xuyên tu bổ hơn ba thế kỷ nay.

Với giá trị lịch sử như vậy ngôi Miếu được bảo tồn, đời đời nêu một tấm gương Trung Trinh nghĩa liệt…

Hà Bắc, ngày 21 tháng 01 năm 1988



DI HUẤN ĐÀM THẬN HUY – HƯƠNG MẶC BẮC NINH

PHIÊN ÂM CHỮ HÁN

Nhân

Sinh

Thiên

Địa

Gian

Trung

Hiếu

Vi

Vinh

Trung

Hiếu

Bản

Nhị

Chánh

Nhữ

Đẳng

Kỷ

Niệm

Chi

Tu

Thiên

Tước

Tắc

Nhân

Tước

Chí

Nghi

Phục

Thánh

Hiền

Chi

Huấn

Nhược

Vi

Trung

Nhược

Vi

Hiếu

Ngô

Tử

Chi

Hậu

Thận

Vật

Lập

Ngụy

Triều

Thụ

Ngụy

Chức

Tắc

Ngô

Chi

Nguyện

Tất

DỊCH NGHĨA

Người sống trong trời đất

Lấy trung hiếu làm vinh

Trung hiếu vốn thống nhất

Ghi lấy để sửa mình

Sửa mình theo tước trời

Ắt tước người sẽ đến

Vâng theo thánh hiền dạy

Trung hiếu nhớ đừng quên

Ta đi rồi cẩn trọng

Chớ giúp dựng ngụy triều

Ngụy chức cũng không theo

Thế lòng ta mới thỏa