BÀI DỊCH BIA ĐÁ ÂM HÁN

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 147
  • Tổng lượt truy cập 415,964
Ngày đăng: 15/04/2013, 11:05 am
Lượt xem: 5222

BÀI DỊCH BIA ĐÁ ÂM HÁN (ĐỀN CỤ TIẾT)

TÂN TẠO TIẾT NGHĨA THẦN ĐẠO BÍ KÝ ĐẠI VƯƠNG

THƯỢNG ĐẲNG THẦN TỰ

Đông Ngàn huyện Hương Mặc xã, hậu duệ công thần tiết nghĩa tôn đẳng thừa: Đàm Tung, Đàm Trạch, Đàm Quang Thịnh, Đàm Hữu Danh, Đàm Vạn Bảo, xã tế Đàm Xuân, Đàm Núi, Đàm Nhân Chính, Đàm Nhân Thanh, Đàm Hữu Kiên, Đàm Thuyên, Đàm Văn Tài, Đàm Văn Túy, Đàm Châu, Đàm Hữu Lễ, Đàm Liêu, Đàm Đắc Vị, Đàm Hữu Căn, Đàm Kỳ, Đàm Hằng, Đàm Tuần, Đàm Duy Tề, Đàm Duy Tòng, Đàm Duy Năng, Đàm Cương, Đàm Văn Độn, đẳng công lập Thạch Bia

CUNG DUY: Tiên tổ, canh tuất khoa đồng Tiến sĩ xuất thân, kiệt tiết dực vận, tán trị công thần, đặc tiến kim tử, vinh lộc đại phu, lại bộ thượng thư, kiêm hàn lâm viện thị độc, chưởng hàn lâm viện sự, nhập thị kinh diên, thiếu bảo lâm xuyên hầu, Đàm Tướng công, tự Mặc Hiên, thụy Trung Hiến, phụng sắc chỉ gia phong THƯỢNG ĐẲNG THẦN Toàn đức túy hạnh, Cẩn tiết, Chính dung, Phù nguy, Chửng hoán, Đại Vương.

Thường văn, nhân thần dĩ tiết nghĩa vi tiên, tại thiên vi nhật tinh. Tại nhân vi tiết nghĩa, cố lưu tông lão kháng mãng ư nghịch tiết ký manh chi hậu, tây trung chư, đương thời văn thừa tướng báo tống ư quốc, sự ký khứ khứ chi dư, nhi danh phương vạn cổ, thi tiết chí sĩ, hà thế vô tai bái quan.

Hoàng Lê triều quốc sử, hữu Kinh Bắc xứ, Từ Sơn phủ, Đông Ngàn huyện, tính húy Đàm Thận Huy ư Hồng Đức niên gian, Canh Tuất khoa đồng tiến sĩ xuất thân đăng triều hiến sĩ, lịch trí: Kiệt tiết dực vận tán trị công thần, đặc tiến kim tử, vinh lộc đại phu, lại bộ thượng thư, kiêm hàn lâm viện thị độc, chưởng hàn lâm viện sự, nhập thị kinh diên, thiếu bảo lâm xuyên hầu, nãi ông  mặc nhân giã – Phu Nhân tính Nghiêm Từ Thuận Lan Độ nhân gia – kỳ húy Thận Giản ư kỷ mùi khoa, tiến sĩ xuất thân lịch sĩ chí hộ bộ tả lang, thị tướng công chí thân đệ giã – khoa danh tiếp chúng, đường lệ liên phương, nam tắc tài, đĩnh, tuấn anh, thú kỳ phan quế, nữ tắc tính đôn trinh, khiết nguyện toại thừa long.

Ký an khang huyện, an khang xã, Nguyễn Chiêu Huấn đệ nhất giáp bảng nhỡn, sĩ chí công bộ thượng thư, nãi tướng công chi giai tế nhã. Thị thời tướng công biểu xuất quần công, nghi hình tứ hải, dĩ tài chí vận thiên hạ, dĩ đức vọng nhỡn nhân tâm. Trách nhiệm cựu thần, dĩ lão viễn hữu kỳ quy chi kiến, trung phù ấu chúa, xứ sự biến ư nguy phục chi gian, ư thống nguyên gian, bính tuất niên, tế dĩ quốc bộ tao đồn Mạc thần thiết mệnh, sự thế sương tốt nội ngoại trớ trá, Tướng Công nghĩa bất vi thần dĩ tứ, tự thệ hiệp mưu dữ đồng khoa lại bộ thượng thư bảng nhỡn Ngô Hoán, đô ngự sử đài hoàn giáp Lê Tuấn Mậu, văn ban hàn lâm thị độc thám hoa Nguyễn Hữu Nghiêm, giám sát đô ngự sử Nguyễn Tự Cường, vũ tướng nhi tố bá Nghiêm Bá Ký, ân cứu quân thần chi nạn, thù bất cộng đới thiên kỳ chu ác nghịch chi đồ tội, nan dung tiếm vị, thế tự chí kế, dĩ khích khuyến binh, tứ phương sự phấn cần vương. Tuy chúng đa điếu hợp bách (giao) phong giao, nguyên giã thế cần kháng hố lang lạng, thắng giác vật, luân nhân vi đán.

Hưng phế thực do thiên mệnh, điên bái tế thung dung tựu nghĩa, quốc vong (thiên thượng khí tác sơn hà tráng. Bản triều thời thuộc) khởi nhẫn nhẫn đồ tồn cao hậu, gian tạc chiếu vô tư, bĩ cực tất nhiên sinh thái. Công kỵ, kỳ ách, thiên thượng khí tác sơn hà hà tráng. Bản triều thời thuộc thiên yếm mạc, tàn nhân tư LÊ dân hạnh nại.

Minh Khang Thái Tổ mưu phục đế thất thủ xướng nghĩa kỳ hòa tập nhân dân yêm hữu tây thổ kế nại.

Thành Tốt Triết Vương thiện thiện tu thành, báo chính đốn càn khôn đại cứ nghĩa binh, tiễu cầm nghịch Mạc lạc hợp chi phong tỏa. Tận tải cửu thiên, chi hật nguyệt cửu thiên, trọng minh cung cấm, dung thanh chương, đồ tái tạo phụng nghinh Thánh Gía, tiến ngự đô thành, chấn loát bách vi, chỉnh tề chúng trị kế dĩ. Kính Tông, Thần Tông chi truyền thụ nại hữu, Thành Tổ - Văn Tổ chi khuông phù khánh lệnh, Hoàng Thượng, thừa tổ công cơ tự, chi truyền phủ quốc gia, an bình chi trị thực lại, lúy Quốc phủ cung phụng, Đại Nguyên Suý Trưởng quốc chí chính thượng súy Thái Văn Đức, công, nhân, uy, minh Thánh Tây Vương tư kiêm nhân hậu chí tế dịch hùng, qua nam chí nhi cuồng quan kinh tâm, giá bắc lâm, nhi ngụy đồ xúc. Thú tá dĩ lão thần bật lượng thử chính tế minh giá ngự, nhân tài bồi dưỡng, khí tiết ngọc truy tướng Đàm Tướng công phục tiết tử nghĩa, vị quốc quyên thân nhưng, sai quan tra thực sắc phong Đại Vương tặng: Tứ thụy, hiệu, khá tòng thỏa Tướng Công, ư cửu truyền chi hạ diệc túc vinh hậu, duệ ư hậu thế chi trung, đại lập miếu tự dĩ trọng minh yên, xuân tế chuẩn cấp minh lệnh, dĩ tinh miêu duệ, vân nhưng hữu hiến hạnh  hứa đắc nhậm, lâm đại khoánh bạc phó nhiên quan hậu ức chí linh tướng công chí linh thành vĩnh tín quốc dân, huyết thực vạn đại đối chiếu dịch hữu quang (hiến mạc phủ quốc mạch trị thịnh), ức niên Tướng Công chi tinh thành vĩnh tín quốc dân huyết thực vạn đại đối chiếu dịch, hữu quang chi nhật nguyệt trường tồn, đẳng bất lão chi càn khôn, đức tông công bách thế, bất thiên tử hiếu tân, tử vạn đại như kiến, kỳ cựu chí nghiệp, ích trấn thi thư, chi trạch, do tồn y dư thịnh tai, kỳ duệ tôn đẳng, trựng bài chí ư dư dư, niệm tiên công tổ phụ, xuất phụ Lê Triều diệc lũy thế thượng thư, các lão thá ư ngoại quán, hữu gián viễn tộc, thuộc chi nghĩa trọng, văn, tướng công chí hoàn cao tiết. Hân nhiên bất dĩ vi tử trục tuyến chi vu thạch dĩ dĩ vĩnh kỳ truyền – ư duy tướng công quang nhạc khí trung khoa đăng tướng 9 vị quan tông công.

Cựu chí kỳ quy

Lập miếu vương tự

Sơn hà đới lệ

Biểu duệ tôn hiền

Bản đãng tận trung

Huyết thực vạn đại

Thung dung tựu nghĩa

Quốc hộ ức niên

Hoàng triều cảnh trị, bát niên, tuế tại canh tuất tam nguyệt cốc nhật – Đông Ngàn huyện, Vân Điềm đặc tiến, kim tử vinh lộc đại phu, thái nguyên đạo, giám sát ngự sử, xuân phong tử Nguyễn Sủng, tự Đạo Nguyên soạn.

Đông Ngàn huyện, Dục Tú xã, tân sửa khoa thí trúng thư toán phụng, sắc chỉ điền xung đề lại Nguyễn Thái Thuận tả siêu loại huyện, An Việt xã, Ngọc Thạch cục, cục phó Nguyễn San khắc bia.

THẠCH BẢN TỘC LẬP THÚC ƯỚC VĂN

Nhất -  phàm vi, nhân đương dĩ hiếu thuận, hệ bản tộc tiết nghĩa tôn thượng, kính tiên nhân hạ, đôn mục tộc đương xuất tiền ứng dụng, phụng nghênh sắc chỉ, khánh an thần vị cơ có lập miếu, tu tạo bia văn , phân đối kỵ nhật, dĩ biếu kính thành, vi tử tôn giả, thụ hoàng ân, bảo kỳ phúc lộc, dĩ hậu viễn vô cùng, chí cơ nhược, mỗ viên bất tùy bản tộc, bất trí xuất tiền, lưu nghiêm kỵ lạp, đản hậu tuy hữu, tử tôn chí bất dư dĩ thân kính biếu, dĩ trọng dư luân, sở hữu tính danh, khai liệt vu hậu.

PHÁI NHẤT Trưởng tộc: Lục đại tôn do nho sinh chúng thức thủy phụng, minh lệnh đại lý tự, tự thừa Đàm Tung – Đàm Quang Uy, xã trưởng Đàm Trọng. Thất đại tôn Đàm Thuyên.

Truy Ký: Cao tổ ấm phong, tư thiên đại phu, tri phủ hiệu Phúc Thiện, tỉ hạo Từ Hạnh.

Tằng tổ ấm phong, Mậu lâm lang, nho sinh hiệu Phúc Lương, tỉ hiệu Từ Khiết.

Tổ ấm: Phong giám sinh Quang Tá hiệu Phúc Đức tỉ hiệu Từ Quý.

Tổ: Tú lâm cục quan viên tôn, húy Quang Tán, hiệu Phúc Trí, tỉ hiệu Từ Tín.

NHỊ PHÁI Thứ tộc:  Lục đại tôn Đàm Hữu Danh. Thất đại tôn: Đàm Văn Tài, Đàm Văn Túy, Đàm Văn Tuần, Đàm Văn Độn.

Trung ký:  Đàm Quang Phụ tự Phúc Toàn hiệu Trung Chính thất trung huy quy,  tỉ hiệu Từ Ân.

Cao tổ hiệu Phúc Chính, tỉ hiệu Từ Trân.

Tằng tổ hiệu Phúc Tề, tỉ hiệu Từ Tín, hiệu Đôn Ngụy.

Tổ hiệu Đôn Trực, tỉ hiệu Từ Đức, hiệu Từ Trân, tỉ hiệu Từ Tại. Khảo hiệu Phúc Khang. Tỉ hiệu Thuận Tâm, Khảo hiệu Phúc Tính.

TAM PHÁI Thứ tộc: Lục đại tôn Đàm Vạn Bảo nội hợp Đàm Trạch, xã viên Đàm Xuân, Đàm Núi, Đàm Nhân Chính, Đàm Nhân Thanh.

Thất đại tôn: Đàm Châu, Đàm Hữu Lễ, Đàm Oánh, Đàm Liêu, Đàm Đắc Vị, Đàm Hữu Nhân, Đàm Hữu Vị, Đàm Hữu Căn, Đàm Kỳ, Đàm Hằng,

Bát Đại Tôn: Đàm Duy Tề, Đàm Duy Tòng, Duy Năng, Đàm Cương.

Truy Ký: Cao tổ Lạng Sơn đạo, tán trị thừa chính sứ, tư Tả Mạc mậu lâm lang, húy Uyên Lượng, hiệu Các Trai tỉ Quách thị hạo Từ Ân.

Tằng tổ: Thanh truyền huyện: Tri huyện, trung trinh đại phu húy Uyên Hiến, hạo Phúc Giang. Tỉ Nghiêm thị hạo Trinh Mỹ hiệu Từ Chất.

Tổ an lão huyện, tri huyện, cẩn sự lang, húy Tòng Di tự Khánh Nguyên, hiệu Phúc Tiên, tỉ hiệu Từ Duyên hiệu kỳ quý hiển khảo hiệu Thông Viễn, tỉ hiệu Từ Huệ, nho sinh hiệu thuần triết tỉ hiệu Từ Tín, tiền lệnh sử tú lâm cục, húy Tòng Mậu, hiệu Phúc Phụng, tỉ hiệu Từ Niệm, hiệu Trung Lương tỉ hiệu Mỹ Tiết húy Đương, hiệu An Thuận húy Thành Danh tỉ hiệu Phúc Lợi, tỉ hiệu Từ Tâm, hiệu Từ Quang, hiệu Chân Tinh, tỉ hiệu Từ Ân, hiệu Nhân Chính, hiệu An Phận, hiệu Pháp Lai.

TỨ PHÁI Thứ tộc: Lục đại tôn Đàm Hữu Kiên.
Thất đại tôn:  Đàm Tuần, Đàm Thịnh Đại, Đàm Thịnh Sự.

Truy Ký:  Cao tổ hiệu Phúc Hành tỉ hiệu Từ ý

Tằng tổ hiệu Phúc Hinh tỉ hiệu Từ An.

Tổ khảo hiệu Phúc Lương, tỉ hiệu Từ Tâm – hiển khảo hiệu Phúc Trực tỉ hiệu Từ Hỷ - thất trung hiệu Từ Nhân.

 

 

 

DỊCH: NGHĨA

Vinh dự  thay là hậu duệ của dòng họ tiết nghĩa công thần ở xã Ông Mặc, huyện Đông Ngàn. Chúng con đem tấm lòng thành kính, đối với công ơn to lớn của tổ tiên. Bằng hành vi đạo đức trong sáng thể tâm niệm của mình, chữ ghi trên bia đá: Những phẩm hạnh trung quân ái quốc, sáng ngời của bậc tiên liệt, cho con cháu mai hậu đời đời tiếp bước. Chúng con gồm: Đàm Tung, Đàm Trạch, Đàm Quang Thịnh, Đàm Hữu Danh, Đàm Vạn Bảo, xã tế Đàm Xuân, Đàm Núi, Đàm Nhân Chính, Đàm Nhân Thanh, Đàm Hữu Kiên, Đàm Thuyên, Đàm Văn Tài, Đàm Văn Túy, Đàm Châu, Đàm Hữu Lễ, Đàm Liêu, Đàm Đắc Vị, Đàm Hữu Căn, Đàm Kỳ, Đàm Hằng, Đàm Tuần, Đàm Duy Tể, Đàm Duy Tòng, Đàm Duy Năng, Đàm Cương, Đàm Văn Độn… phụng sắc bi ký.

Cung duy Tiên tổ: Canh tuất khoa đồng tiến sĩ xuất thân: kiệt tiết dực vận, tán trị công thần, đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, lại bộ thượng thư, kiêm hàn lâm viện thị độc chưởng hàn lâm viện sự, nhập thị kinh diên, thiếu bảo lâm xuyên hầu, Đàm tướng công tự Mặc Hiên, thụy Trung Hiến, phụng sắc chỉ gia phong: Thượng đẳng, toàn đức túy hạnh, cẩn tiết, chính dung, phù nguy chửng hoán, Đại vương.

Chúng con thường nghe người bầy tôi, lấy nhân nghĩa làm đầu, cũng như trên trời các tinh tú là hào quang tỏa sáng. Ở chốn nhân gian con người, phải có lẽ sống quan hệ với nhau cho đúng mức. Cái thước đo phẩm hạnh là khí tiết của một con người với nước, với dân phải lấy tiết nghĩa làm trọng. Cho nên họ Lưu xưa có ông Tôn Lão, là, người chính trực, đã dám đứng lên chống lại sự lỗ mãn của bọn nghịch thần. Rõ ràng về sau như cây mới mọc, ở tây: trung có quan văn thừa tướng đã dốc lòng thờ phụng nước Tống. Việc đó về sau mãi vẫn còn, để lại tiếng thơm cho kẻ sĩ tại sao ở đời, đã được học hành khá giả lại không biết xem xét việc quả cảm đó hay sao.

Hoàng Lê triều sử đã ghi ở sứ Kinh Bắc phủ Từ Sơn huyện Đông Ngàn có cụ Đàm Thận Huy, đỗ tiến sĩ xuất thân thời Hồng Đức, khoa Canh Tuất (1490). Trong triều do có nhiều tài năng, đức độ và công trạng xuất sắc, cụ đã được nhà vua vinh phong nhiều chức tước: Kiệt tiết rực vận, tán trị công thần, đặc tiến kim tử, vinh lộc đại phu, lại bộ thượng thư, kiên hàn lâm viện thị độc, trưởng hàn lâm viện sự, nhập thị kinh diên, thiếu bảo lâm xuyên hầu, thật là vinh dự cho làng Ông Mặc vậy.

Cụ bà được vinh phong phu nhân (và sau cụ được phong Trung đẳng thần – không có tên trong bia đá này? là vì bia khắc trước khi cụ được truy phong) cụ họ nghiêm hiệu - hạo Từ Thuận người làng Lan Độ nay là thôn Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh).

Em ruột tướng công  là Đàm Thận Gỉan, đỗ tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi, đời Cảnh Thống tức Lê Hiến Tông năm thứ 3 (1499), làm quan đến chức hộ bộ tả thị lang. Thật một nhà hoa thơm trái ngọt, anh em khoa danh tiếp bước, trai thì tài ba anh tuấn ít kẻ sánh bằng, gái thì khuê các trâm anh, đôn hậu trinh khiết.

Con rể Nguyễn Chiêu Huấn người xã An Khang, huyện Yên Phong, đỗ nhất giáp Bảng Nhỡn làm quan đến chức công bộ thượng thư.

Một nhà thật vinh hiển toại nguyện, đã được rong ruổi xe rồng. Thời ấy tướng công là người tài trí đi nhiều nhiều biết rộng, khuôn phép kỷ cương, lấy đạo vua tôi làm trọng, một lòng trung nghĩa với Lê triều, cách nhìn nhận xâu sắc, tinh thần trách nhiệm cao cả của tướng công khiến các bậc thân sĩ cựu thần, cũng như các bậc thọ lão gần xã ai cũng ngưỡng mộ, ai cũng thấy tướng công, dốc lòng phò ấu Chúa.

Thật vậy: Sự nguy biến đã xẩy ra, vào năm Bính Tuất, thời thống Nguyên (1526) đời Lê Cung Hoàng, nội thần ỷ vào sức mạnh thô lỗ của mình cướp ngôi thiên tử. tướng công đã thề quyết tử, vì nước quên thân coi kẻ phản nghịch như loài cỏ rậm, đã khéo vận dụng bên ngoài cùng với tướng công, dốc lòng hiệp lực lập mưu chống lại phường bạo ngược. Cùng với tướng công có đồng khoa lại bộ thượng thư bảng nhỡn Ngô Hoán, đô ngự sử đài hoàng giáp Lê Tuấn Mậu, văn ban hàn lâm thị độc, thám hoa Nguyễn Hữu Nghiêm, giám sát ngự sử Nguyễn Tự Cường võ tướng nhi bá tổ Nghiêm Bá Ký, tất cả không đội trời chung, diệt trừ ác nghịch, hỏi tội cướp ngôi, bầy mưu tính kế, khuyến khích trăm họ bừng lên, tinh thần cứu nạn hoàng triều, kiên quyết đánh bại kẻ hổ lang, dứt khoát không đối thoại với kẻ thù. Đất nước có nguy biến, thì mới thấy nghĩa khí, người bầy tôi trung thành ví như sao vĩ sao cơ trên trời tỏa ánh hào quang, soi đường mở lối, trong lúc triều đình, thuộc quyền lũ kẻ thoán vị, thì đến cả trời xanh cũng chán ghét, kẻ tàn bạo cướp ngôi. Thật là vận nước mệnh trời, qua cơn bĩ cực tất nhiên sinh thái. Nếu trời còn tựa, thì ủng hộ chúng tôi, đi làm nghĩa cả, để cho toàn dân được hạnh phúc cậy nhờ.

Ngay đức Minh Khang Thái Vương (Trịnh Căn) đã đem mưu thần, kế thánh khôi phục ngôi vua, người là  bậc thủ xướng phất cao cờ nghĩa, kết ý muôn dân lấy mảnh đất phía tây làm nơi khởi sự.

Kế đến Đức Thánh Triết Vương (Trịnh Tùng) đã khảo tu sửa trường thành, chỉnh đốn càn khôn, đại cử nghĩa binh, tiễn trừ giặc ngụy. Sáu đạo binh tập hợp tạo thành thế trận phong tỏa, rung chuyển đất trời, quân thù sạch bóng, quang chín tầng mây, khắp cung cấm thanh bình sáng sủa, cơ đồ dựng lại, nghiệp đế đẹp thêm. Ngài đã phụng mệnh nghinh thánh giá, tiến ngự đô thành, giúp nhà Lê chỉnh tề vương nghiệp - tiếp đó các vua kính tôn Lê Du Dân. Thần tôn Lê Duy Kỳ nối nhau truyền vị, lại có Đức Thánh Tổ Trịnh Tùng, văn tổ Trịnh Tráng, hết sức khuông đóng hoàng thượng đã thừa nghiệp tổ tông, làm cho quốc gia an bình thịnh trị. Đức tây vương Trịnh Tạc, lý quốc phủ cung, phụng (phủ chúa Trịnh) đại nguyên súy, chưởng quốc chính thượng soái Thái Văn Đức, công nhân, uy minh, là bậc khoan từ nhân hậu, lấy tài trí giúp sức, qua phương nam diệt quân cường khấu, làm cho chúng khiếp đảm kinh hồn. Vượt phía bắc, bắt loại ngụy tặc, khiến nghịch thần phách lạc vía bay, ngài đã khéo “tầm nhân quốc dụng” sang sửa giang sơn, nhiều thanh sĩ lão thần hội tụ xung quanh, tả phù hữu bật,làm cho nền điển chế muôn thủa sáng soi, khiến cho nền móng vương triều đời đời bền vững. Ngài đã đích thân giá ngự bồi dưỡng nhân tài, tưới vun khí tiết, xét công lao từng bậc công thần, lấy tiếng ngọc ban lời khuyến dụ.

Thấy Đàm Tướng Công là người trung liệt, lấy nghĩa cả vì nước quên mình, với quân vương giữ  tròn khí tiết, ngài đã cử khâm sai tra cứu rõ ràng. Sai tòa ngự sử tấu trình minh bạch. Sau đó Đức Tây Vương đã truy tặng tướng công tước Đại Vương, và ban cho thụy, hiệu, sau khi người tạ thế, với tấm gương tiết nghĩa của tướng công, lung linh ngời sáng như vậy, con cháu phải mãi mãi noi theo.Phải lập miếu từ, luôn luôn tu bổ, quanh năm đèn hương ngát thơm tỏa sáng, phải phụng thờ mãi mãi cho muôn thủa tôn nghiêm. Lúc tế lễ thì cờ quạt trưng lên cho sáng danh đức tổ. Khi cúng bái thì pha trà thượng hạng, cho trang trọng uy nghi và phải giao cho người có chức vọng đứng lên làm chủ tế. Nếu con cháu sau này làm đúng như vậy, tướng công sẽ hiển linh (chứng giám) ứng giáng.

Cao quý thay, đã giúp nước hết, mọi đường góp tài trí làm cho quốc gia ức niên thịnh trị. Tướng công đã tỏ lòng thành làm cho dân nước tin yêu. Làm cho muôn đời không phai dòng máu đỏ. Công lao ấy sáng trường tồn như mặt trời mặt trăng vậy. Công đức của tướng công hàng trăm đời vẫn (nối) tiếp hoa nối quả. Tử hiếu tôn hiền đến vạn năm vẫn thắm sắc tươi mầu. Hầu như lúc nào sự nghiệp cũng gắn bó với hoàng ân. Lúc nào cũng thấy áo mũ vua ban nặng tình vương sủng. Con cháu đã thấy sự nghiệp của cha ông dầy công xây đắp phải lấy thi thù làm khuyến tiến, lấy sự học hành làm vẻ vang. Dựa vào đó để mãi mai sau con cháu thịnh đạt. Mỗi khi chấp bút trưng văn, phải luôn luôn tưởng niệm tới tiên (Tướng) Công tổ phụ mà ra giúp Lê triều, rồi cũng nối đời vào bậc thượng thư, thiếu bảo. Hơn nữa ngay cả con cháu dù trẻ già, họ ở xa gần ngoại quán, cũng đều phải lấy nhân nghĩa làm trọng, phải biết nghe lời tướng công noi gương khí tiết của tướng công mà vui sướng hân hoan. Nhược bằng có kẻ khước từ, ngược lời dạy bảo thì trục xuất thẳng tay, ghi vào bia đá để lưu truyền mãi về sau vậy.

NGUYỄN VĂN CHU DỊCH… BÀI MINH VIẾT… đầu tiên  …

Nghĩ về Tướng Công

Ý trí thép đồng

Ơn vua chiếu dọi

Sáng bừng chính khí

Bao trùm sông núi

Dựng miếu phụng thờ

Lung linh tước vị

Vì nghĩa tận trung

Muôn đời hương khói

Rực rỡ bảng rồng

Nêu gương chói lọi

Dòng dõi hiền từ

Ngày mùng 6 – 3 năm cảnh trị thứ 8 (1670 Lê Huyền Tôn)

Người soạn văn: Xuân phong tử Nguyễn Sủng tự Đạo Nguyên đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, thái nguyên đạo giám sát ngự sử, ở xã Vân Điềm huyện Đông Ngàn (Nay là thôn Vân Điềm, xã Vân Hà- huyên Đông Anh - thành phố Hà Nội).

Người chép chữ lại: Nguyễn Thái Thuận đỗ thí trúng thư toán khoa tân sửu làm đề lại ở xã Dục Tú, huyện Đông Ngàn.

Người khắc bia: Nguyễn San cục phó cục Ngọc Thạch ở xã An Việt huyện Siêu Loại…

VĂN QUY ƯỚC BIA ĐÁ  BẢN TỘC (dịch nghĩa)

Lẽ sống bình thường của một con người, phải lấy hiếu thuận làm gốc. Con cháu của dòng họ TIẾT NGHĨA CÔNG THẦN trước hết phải tôn kính tổ tiên, sau nên sống hòa mục trên dưới một lòng. Vâng mệnh sắc chỉ, đem tiền ra xây dựng miếu đường  để nơi thờ cúng tế tổ tiên, được uy nghiêm trang trọng. Các ngày giỗ phải có văn tế, phân minh rõ ràng, để nêu được tấm lòng thành kính, của con cháu, đối với tổ tiên, và biết ơn đối với hoàng Lê triều, đã ban cho phúc lộc lâu dài, đó là nền móng, và truyền thống tốt đẹp của dòng họ.Nếu người nào chẳng theo bản tộc, không mang tiền của, giữ nghiêm việc hương khói, trong kỵ lạp, chẳng qua là số ít, dẫu có con cháu chẳng tham dự, vui vẻ với họ hàng, những vẫn phải coi trọng việc hiếu kính, coi trọng thứ bậc của đạo thường.

Đương thời tôn tạo bia, họ tên các cụ thuộc từng phái, trung ký thế thứ tiên tổ như sau:

PHÁI THỨ NHẤT: Lục đại tôn nho sinh trúng thức, thủy phụng minh lệnh, đại lý tự, tự thừa: Đàm Tung, Đàm Quang Uy, xã trưởng Đàm Trọng. Thất đại tôn Đàm Thuyên, truy ký.

Cao Tổ ấm phong, tư thiên đại phu, tri phủ  hiệu Phúc Thiện tỉ hiệu Từ Hạnh.

Tằng Tổ ấm phong: Mậu lâm lang, nho sinh hiệu Phúc Lương, tỉ hiệu Từ Khiết.

Tổ ấm phong giám sinh Quang Tá, hiệu Phúc Đức, tỉ hiệu Từ Quý… Tổ Khảo tú lâm cục quan viên tôn, húy Quang Tán phúc trí, tỉ hiệu Từ Tín.

Hiển Khảo tiền xã trưởng, húy Hùng tự Quang Minh, hiệu Trực An, tỉ hiệu Từ Thọ.

PHÁI THỨ  HAI: Lục đại tôn Đàm Hữu Danh. Thất đại tôn Đàm Văn Tài, Đàm Văn Túy, Đàm Văn Độn, Đàm Văn Tuân truy ký.

Đàm Quang Phụ tự Phúc Toản, hiệu Trung Chính thất trung húy Quy tỉ hiệu Từ Ân.

Cao tổ hiệu Phúc Chính tỉ hiệu Từ Trân.

Tằng tổ hiệu Phúc Tề, tỉ hiệu Từ Tín hiệu Đôn Ngụy.

Tổ hiệu Đôn Trực tỉ hiệu Từ Đức hiệu Từ Trân – tỉ hiệu Từ Tại  – khảo hiệu Phúc Khang, tỉ hiệu Thuận Tâm khảo hiệu Phúc Tính.

PHÁI THỨ BA: Lục đại Tôn: Đàm Vạn Bảo nội hợp Đàm Trạch xã viên Đàm Xuân, Đàm Núi, Đàm Nhân Chính, Đàm Nhân Thanh.
Thất đại tôn: Đàm Châu, Đàm Hữu Lễ, Đàm Oánh, Đàm Liêu, Đàm Đắc Vị, Đàm Hữu Nhân, Đàm Hữu Vi, Đàm Hữu Căn, Đàm Kỳ, Đàm Hằng.
Bát đại tôn: Đàm Duy Tề, Đàm Duy Tòng, Đàm Năng, Đàm Cương

Truy ký: Cao tổ Lạng Sơn đạo, tán trị thừa chính sứ, tự tả mạc, mậu lâm lang, húy Uyên Lượng, hiệu Các Trai, tỉ hiệu Từ Ân.

Tằng tổ: Thanh tuyền huyện, tri huyện, trung trinh đại phu húy Uyên Hiến hiệu Phúc Giang, tỉ hiệu Trinh Mĩ , hiệu Từ Chất.

Tổ: An lão huyện, tri huyện, cẩn sự lang húy Tòng Di tự Khánh Nguyên hiệu Phúc Tiên tỉ hiệu Từ Duyên, hiệu Kỳ Quý.

Hiển khảo hiệu Thông Viễn, tỉ hiệu Từ Huệ. Nho sinh hiệu Thuần Triết, tỉ hiệu Từ Tín. Tiền lệnh sử trí lâm cục húy Tòng Mậu hiệu Phúc Trung: tỉ hiệu Từ Miệm, hiệu Trung Lương tỉ hiệu Mỹ Tiết, húy Dương hiệu An phận húy Thành Danh, tỉ hiệu Phúc Lợi, tỉ hiệu Từ Tâm, hiệu Từ Quang, hiệu Chân Tinh, hiệu Từ Ân, hiệu Nhân Chính, hiệu An Phận, hiệu Pháp Lai.

PHÁI THỨ TƯ: Lục Đại Tôn: Đàm Hữu Kiên
Thất đại tôn: Đàm Tuần, Đàm Thịnh Đại, Đàm Thịnh Sự.

Truy ký: cao tổ hiệu Phúc Hành tỉ hiệu Từ  ý

Tằng tổ hiệu Phúc Hinh, tỉ hiệu Từ An.

Tổ khảo hiệu Phúc Lương, tỉ hiệu Từ  Tâm – Hiển khảo hiệu Phúc Trực tỉ hiệu Từ Hỷ - thất trung hiệu Từ Nhân.


CÁC BẢN DỊCH BÀI MINH

Từ chữ hán ra văn quốc ngữ khác nhau của từng dịch giả…

BÀI 1: NGUYỄN VĂN CHU (Phù Khê)

Nghĩ về Tướng Công

Ý trí thép đồng

Ơn vua chiếu dọi

Sáng bừng chính khí

Bao trùm sông núi

Dựng miếu phụng thờ

Lung linh tước vị

Vì nghĩa tận trung

Muôn đời hương khói

Rực rỡ bảng rồng

Nêu gương chói lọi

Dòng dõi hiền từ

BÀI 2: GIÁO SƯ LÊ HIỆU trường ĐHSP Hà Nội

Lớn thay Tướng Công

Chí cũ sắt son

Miếu vua truyền dựng

Khí thiêng chung đúc

Sông bền núi vững

Hương khói muôn đời

Khoa hoạn sáng ngời

Tận trung chống giặc

Giống dòng vinh hiển

Ngôi cao công cả

Tựu nghĩa thung dung

Non nước lừng danh

BÀI 3: LÊ XUÂN HÒA

Nghĩ tới Tướng Công

Chí cũ sắt son

Lập miếu phụng thờ

Non cao hun đúc

Sông bền núi vững

Cháu con ký ức

Văn võ gồm tài

Tận trung chống giặc

Hâm hưởng đời đời

Ngôi cao tột bậc

Tựu nghĩa thung dung

Muôn năm giúp nước

BÀI 4: Đàm Su ( Hậu duệ đời thứ 17)

Ở một Tướng Công

Trí lớn sắt son

Vua truyền dựng miếu

Lẫy lừng đức cả

Giữ gìn phép nước

Hương khói đời đời

Lược thao võ văn

Sử chép lòng trung

Noi gương sáng ngời

Rực hồng chức tước

Thung dung tới nghĩa

Cháu con giúp nước