LỊCH SỬ DÒNG HỌ ĐÀM THẬN QUA TẤM BIA THẦN ĐẠO BI KÝ

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 8
  • Tổng lượt truy cập 356,239
  • Bài viết
  • LỊCH SỬ DÒNG HỌ ĐÀM THẬN QUA TẤM BIA THẦN ĐẠO BI KÝ
Ngày đăng: 31/07/2017, 09:40 am
Lượt xem: 2435

LỊCH SỬ DÒNG HỌ ĐÀM THẬN

HƯƠNG MẠC-TỪ SƠN- BẮC NINH QUA TẤM BIA “THẦN ĐẠO BI KÝ”

 

Hậu duệ đời thứ 16: Đàm Thận Thắng ( Hà )

Số điện thoại : 0983825298

 

Qua những thập niên lại đây xã hội ta hình thành một trào lưu các dòng họ có Từ Đường thì nâng cấp -  trùng tu lại. Những họ chưa có hoặc có nhưng bị thời gian và chiến tranh tàn phá thì nay làm lại, những dòng họ có bề dày về lịch sử thì lục tìm và chấp nối gia phả để con cháu tìm về cội nguồn tổ tiên. Âu cũng là đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Dòng họ Đàm ta ở đất Đông Ngàn -  Từ Sơn – Đạo Kinh Bắc

( nay là Xã Hương Mạc - Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh) cũng không nằm ngoài trào lưu ấy của xã hội.

Lật lại những trang lịch sử - những bản gia phả - sắc phong mà các bậc tiền nhân của dòng họ ta để lại. Ơn tiên tổ, tư liệu dòng họ ta được các cụ chép lại khá đầy đủ và được bảo quản lưu giữ khá nhiều.

Đặc biệt tại nhà thờ Đại Tôn – tức Đền Tiết Nghĩa Từ hiện còn đang lưu trữ tấm bia đá mang tên:

TIẾT NGHĨA THẦN ĐẠO BI KÝ – ĐẠI VƯƠNG THƯỢNG ĐẲNG THẦN TỰ.

Bia được khởi dựng vào tháng 3 năm Canh Tuất, đời vua Cảnh Trị thứ 8(1670) do Đặc tiến kim tử vinh lộc Đại phu Thái Nguyên đạo, Giám sát ngự sử là cụ Nguyễn Sủng phụng soạn.

Trong bia ghi rõ công lao to lớn của các đời Chúa Trịnh đã phò trợ nhà Lê, bình định được thiên hạ và ca ngợi công lao vì dân vì nước cùng sự tuẫn tiết để bảo vệ sự tiết tháo của cụ tổ họ Đàm ta là cụ Đàm Thận Huy.

Đặc biệt trong Thần Đạo Bi Ký còn ghi rất rõ về 4 người con trai ( tức 4 phái) và các hậu duệ của cụ tổ Đàm Thận Huy đến đời thứ 8. Tôi xin nói rõ về 4 người con trai này ( 4 chi phái). Đây cũng là mấu chốt vô cùng quan trọng mà bấy lâu nay nhiều người không biết, mà có biết cũng không hiểu. Bởi vậy, thế hệ chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này thật khách quan và nghiêm túc.

  • Chi phái I:

Cụ là Phúc Thiện, cụ đỗ cử nhân và được bổ nhiệm làm tri phủ Quốc Oai, sau khi nhà Lê mất, cụ từ quan về ở ẩn vùng Kim Hoa, lấy nghề dạy học để khuây khỏa cuộc đời.

Người cháu đời thứ 6 của chi phái này là cụ Đàm Tung, Đàm Uy, Đàm Trọng;

Đời thứ 7 là Đàm Thuyên.

Đặc Biệt cụ Đàm Tung đỗ thủ khoa năm Bính Ngọ ( 1666) cụ được bổ nhiệm làm tri phủ Kiến Xương ( Thái Bình) sau cụ được thăng lên làm Tán trị thừa chánh xứ đạo Thái Nguyên, sau cụ lại được thăng cấp tiếp về Quốc Tử Giám chuyên dạy Kinh thư.

Như vậy phái này có 4 cụ cho đến nay tất cả các bản tộc phả cũng chỉ ghi được hậu duệ của cụ Đàm Tung mà thôi, còn 3 cụ kia đi đâu không ghi chép được.

Còn chi Họ Đàm Quang ở La Khê – Quảng Yên là con cháu của cụ Quang Tá đời thứ 4 của dòng họ. Bởi vào thời vua Tự Đức nhà Nguyễn, lúc bấy giờ có các ông: Chủ sự Đàm Quang Ngôn, Án sát     là ông  Đàm Quang Phượng, Tri Phủ là ông Đàm Quang Mỹ. Các ông tìm về nhà thờ, bấy giờ các cụ nhà ta mới biết vào đời thứ 9 của cụ Quang Tá đã đi xuống La Khê – Quảng Yên lập thành một dòng họ nên con cháu vẫn lót là chữ Quang.

 

  • Chi phái II:

Cụ là Phúc Chính,

Đời thứ 6 của chi này gồm: Đàm Hữu Danh;

Đời thứ 7 gồm: Đàm Văn Túy, Đàm Văn Tài, Đàm Văn Độn,

Đàm Quang Phụ.

Phái này bấy giờ ở nhà có 5 cụ, mãi đến năm 1992 có ông Đàm Văn Chí ở Đà Nẵng, tìm về nhà thờ qua Bi Ký nhận ra trong Đà Nẵng con cháu đang thờ cụ Đàm Văn Độn là cụ tổ.

Như vậy chi phái này còn 4 cụ đi đâu không rõ.

 

  • Chi phái III:

Cụ là Uyên Lượng, cụ đỗ cử nhân được bổ nhiệm làm Quan đến chức thừa chánh xứ Lạng Sơn.

Đời thứ 6 phái này gồm: Đàm Vạn Bảo, Đàm Trạch. Đàm Xuân, Đàm Núi, Đàm Nhân Thanh, Đàm Nhân Chính.

Đời thứ 7 gồm: Đàm Châu, Đàm Hữu Lễ, Đàm Oánh, Đàm Liêu, Đàm Đắc Vị, Đàm Hữu Xuân, Đàm Hữu Vi, Đàm Căn, Đàm Kỳ, Đàm Hằng.

Đời thứ 8 gồm có: Đàm Duy Tùng, Đàm Duy Tề, Đàm Duy Lăng, Đàm Cương.

Như vậy phái này lúc bấy giờ ở nhà tổng số có 20 cụ ghi trong Bi Ký nhưng hiện nay chi này chỉ ghi được 2 cụ mà thôi còn 18 cụ đi đâu không rõ.

  • Chi phái  IV:

Cụ là Phúc Hành.

Chi này đến đời thứ 6 là Đàm Hữu Kiên.

Đời thứ 7 gồm: Đàm Tuần, Đàm Thịnh Đại, Đàm Thịnh Sự. Như vậy chi phái này lúc bấy giờ có 4 cụ mãi đến những năm gần đây, có con cháu ở thôn Cổ Loan Trung – TP Ninh Bình về chấp nối và con cháu ở Kim Động  - Hưng Yên đã chấp nối được.

Như vậy chi phái này còn 2 cụ đi đâu không rõ.

Như vậy theo Thần Đạo Bi Ký thì đến tháng 3 năm 1670. Họ ta ở Bắc Ninh có 33 cặp vợ chồng trong khi những xuất đinh chưa lập gia đình chưa thấy ghi. Với 33 cặp vợ chồng từ đời thứ 6 đến đời thứ 8 thì chắc chắn bấy giờ họ ta phải có thêm khoảng 15 xuất đinh nữa. Nếu như vậy tổng số họ ta vào thời điểm đó chắc phải có khoảng48 xuất đinh.

Thế mà hiện nay trong tất cả các bản gia phả ký mà họ ta đang lưu giữ thì chỉ ghi chép được hậu duệ của 3 cụ mà thôi, còn lại mấy chục cụ hiện nay đi đâu không rõ.

Đây mới là điều mà thế hệ chúng ta cần phải nhìn nhận cho vấn đề này thật nghiêm túc và khách quan.

Hiện nay tôi đang giữ 3 cuốn phả ký: 1 cuốn do cụ nội tôi chép năm 1896 và 1 cuốn do cụ Đàm Thận Thùy chép vào năm 1786, và một cuốn do Đàm Vịnh ( bác ruột tôi) chép vào năm 1946. Bản do cụ Thùy chép rất rõ, ngay cả việc cử nhân Nguyễn Hữu Chỉnh người Nghệ An, chỉ dẫn chúa Tây Sơn đánh chiếm Kinh Thành Thăng Long như thế nào. Thế mà thế hệ Hậu Bi Ký lại không chép được. Đây là một việc đáng tiếc cho thế hệ chúng ta. Tôi và cụ Đàm Thận Côn( năm nay 82 tuổi) và Đàm Thận Sơn ( trưởng ban di tích ) để bao công sức tìm tòi mọi tư liệu nhưng cũng chỉ có vậy mà thôi.

Qua đây tôi cũng xin nói thêm, Họ Đàm ta ở Bắc Ninh từ khi cụ tổ là : Đàm Thận Huy đỗ Đại Khoa( tiến sĩ) năm 1490 cho đến hết thời kỳ thi Hán học là năm 1919. Dòng họ ta có 5 cụ đỗ Đại Khoa và 42 cụ đỗ từ tú tài đến cử nhân. Trong đó có 4 cụ được sử sách liệt vào là những nhà sư phạm lừng lẫy, có 3 cụ được các triều đại phong tước vương và phong phúc thần. Với sự đỗ đạt được như vậy, trải dài suốt mấy trăm năm lừng lẫy, đời nào cũng có người đỗ đạt , đời nào cũng có người làm quan. Thế mà các thế hệ của Hậu Bi Ký cũng không ghi chép được là bao, đây quả là một việc đáng tiếc cho thế hệ chúng ta.

Bời vậy chúng ta phải khẳng định, Họ Đàm ta ở đất Đông Ngàn – Từ Sơn – Bắc Ninh do chiến tranh, do mưu cầu cuộc sống, đặc biệt do chuyển giao chế độ mà đã phải ra đi quá nhiều, ngay cả lời của cụ vào Nghệ An cho chúng ta thấy cụ nói : “ Ta vì liên lụy đến bản thân vì đòn ngang nên phải vào Quỳnh Đôi nương tựa” (đòn ngang là đòn triệt hạ) buộc cụ phải ra đi.

Qua chứng cứ lịch sử như vậy chúng ta phải hiểu rằng các cụ ở nhà học hành đỗ đạt như vậy mà còn không ghi chép được là bao thì hỏi rằng mấy chục cụ đã ra đi thì làm sao mà ghi chép được, thậm chí ngày nay Họ Đàm ta có gần 150 vị có bằng cử nhân và thạc sĩ, 5 vị có bằng tiến sĩ, 4 vị được phong hàm giáo sư, nhưng thử hỏi có mấy người nghĩ đến việc tục biên gia phả.

Bởi vậy các Hậu Duệ ở mọi nơi đem về những tư liệu, tuy rằng ít ỏi nhưng nó quý giá vô cùng đối với thế hệ chúng ta.

Qua đây tôi luôn hi vọng tổ tiên sẽ linh thiêng hiển ứng dẫn dắt chúng ta để con cháu không phải tốn công truy tìm, tốn kém về thời gian và công sức để các con cháu của mấy  chục cụ ra đi mấy trăm năm về trước sớm có mặt tại Từ Đường Bắc Ninh.

Bài viết khác