Người Đàn Bà Được Phong Vương

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 37
  • Tổng lượt truy cập 424,372
  • Bài viết
  • Người Đàn Bà Được Phong Vương
Ngày đăng: 16/04/2013, 09:25 am
Lượt xem: 2399

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐƯỢC

PHONG VƯƠNG

Ở làng Me xã Hương Mạc, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay còn tư liệu lưu truyền về mẹ con người đàn bà được phong vương. Đó là những trang liệt nữ đã được sử sách ca ngợi, nhân dân thờ phụng, ngưỡng vọng.

Người đàn Bà thứ nhất chính là Mẹ Chồng của người đàn Bà được phong vương, Người thứ ba, thứ tư chính là hai người con Gái của nhân vật này.

Tên tuổi của bà Mẹ Chồng người được phong vương trên không còn ai nhớ nữa, chỉ có trong gia đình phả họ Đàm Thận, làng Me ghi rằng: “Cụ bà: Khải tổ tỷ tặng Thái Bảo liệt phu nhân, hiệu Từ Ý nhụ nhân. Họ tên quê quán và ngày sinh ngày mất đều thất truyền. Cụ hiền lành chăm chỉ ở góa nuôi con, nhà nghèo nên có mấy sào ruộng phải bán đi để nuôi thầy địa lý Tả Ao, để tìm đất đặt mộ cho chồng”. Câu chuyện về thầy địa lý đặt mộ cho chồng đã thể hiện sự tiết nghĩa của trang liệt nữ này.

Chồng mất khi ấy bà mới chừng 30 tuổi, nhưng một lòng ở vậy thờ chồng nuôi con ăn học. Vì gia đình nhà chồng “họ Đàm” lúc đó chưa có vai vế gì trong làng chôn cất chồng Bà tại một vũng trâu đầm ở một bãi tha ma bên cạnh làng một cách rất sơ sài. Được chừng mươi hôm sau, thì có thầy địa lý Tả Ao thấy ngôi mộ đặt trúng huyệt, bèn hỏi thăm những đứa trẻ chăn trâu ở gần đó xem mộ này của nhà nào. Cụ tìm đến nhà này và giả dạng làm thầy xin dạy học cho con cái trong gia đình, Bà thấy Ông có tác phong đứng đắn bèn ưng thuận. cụ Tả Ao ở đó 2 năm mà tuyệt nhiên không thấy bà này có gì đáng phàn nàn chê trách. Cụ bèn trắc nghiệm một lần cuối cùng. Một hôm trời khuya lắm rồi, Cụ Tả lần mò xuống nhà dưới để ngỏ ý trăng hoa với bà này. Tức thì Cụ gặp ngay phản ứng quyết liệt của người quả phụ. Bà nghiêm nghị mắng Ông thầy rằng: “ Tưởng thầy là người đứng đắn, mới đón về nhà dạy học cho con tôi, không ngờ thầy là người khốn nạn như vậy. Tôi giữ tiết nghĩa với chồng, chứ đâu phải hạng người giăng hoa nhảm nhí. Tôi yêu cầu sáng sớm mai, thầy phải cuốn xéo khỏi nhà này, tôi không chứa chấp một người tồi tệ như thầy ở trong nhà”.

Lúc bấy giờ cụ Tả Ao mới chậm rãi ôn tồn nói: “Tôi xin lỗi Bác, tôi thử xem Bác có phải là người đoan trang nhân hậu đức hạnh không đấy thôi, chứ tôi chính là thầy địa lý Tả Ao đây. Suốt 2 năm tôi ở trong nhà Bác, tôi đã để tâm xem xét đến giờ thì thấy Bác là người đàn Bà nhân hậu đầy đặn đáng được hưởng phúc trời, bây giờ tôi mới nói để Bác biết. Ngôi mộ của bác trai để trúng huyệt rất quý, chỉ hiềm đặt sai hướng, để rồi tôi sẽ đổi hướng cho. Sở dĩ tôi phải đợi đến bây giờ mới nói cho bác biết vì muốn xem bác có đúng là người đáng được hưởg hạnh phúc của trời, thì tôi mới giúp. Lúc này bác có nói rằng bác giữ tiết nghĩa với chồng, thì trong tương lai gia đình bác sẽ được tiết nghĩa”.

Sau đó cụ để lại cho ngôi mộ này cho đúng hướng, và nói: “ Ngôi mộ này sẽ được 3 người phong vương”

Qủa nhiên, về sau nhà Lê Trung Hưng phong cho Đàm Thận Huy là “ Tiết nghĩa đại vương”, người vợ của Ông Huy cũng được phong vương luôn cùng chồng.

Theo gia phả họ Đàm cho biết về vị liệt nữ này như sau: “ Bà là người ho Nghiêm ở làng Quan Độ ( Yên Phong) con của cụ Nghiêm Khắc Nhượng, tri phủ Thiệu Hóa, anh là Nghiêm ích Khiêm, tiến sỹ đồng khoa với cụ Đàm Thận Huy. Khi cụ vinh quy, cụ Khiêm bảo cụ Huy rằng: “ Ông chưa có vợ, cô em tôi hiền lành lắm, ông bằng lòng lấy thì tôi xi gả”. Cụ Huy cười nói “ xin vâng”, là xin cưới ngay.

Đàm Thận Huy khi vinh quy, cụ Khiêm bảo cụ Huy rằng: “Ông chưa có vợ, cô em tôi hiền lành lắm, ông bằng lòng lấy thì tôi xin gả”. Cụ Huy cười nói “Xin vâng”, thế là xin cưới ngay.

Khi cụ Đàm Thận Huy khởi binh chống lại nhà nước phong kiến cụ Bà cùng đi theo, đến năm Ất Dậu 1525 Cụ bị bệnh nặng biết là sắp từ biệt Cụ Ông, nên nói rằng: “Tôi xem họ Mạc, thừa cơ làm việc thế nào cũng thành, thầy trò nhà Ông vì nước khởi nghĩa chớ nên vì thua mà ngả lòng tôi cầu trời phù hộ cho Ông giữ được một nơi, cho thiên hạ biết là nhà Lê vẫn còn. Được thế dù thác xuống suối vàng tôi cũng không ân hận gì cả”. Nói xong Cụ nức nở rồi mất. Hôm đó là ngày 25 tháng 02 năm Ất Dậu, thọ 61 tuổi.

Sau này nhà Lê truy phong cho cả 2 ông bà Đàm Thận Huy là tiết nghĩa Đại vương. Đền thờ đến nay vẫn còn.

Người thứ 3 được phong vương là ông Đàm Công Hiệu, cháu 7 đời của ông Đàm Thận Huy, được nhà Lê phong là “Minh Nghĩa Đại Vương”. Đền thờ 2 vị được khởi dựng ngay sau đó ở thôn Hương Mạc, đến nay vẫn còn. Trên đỉnh của Tam môn hiệu còn gắn bia đá do triều đình ban tặng. Với 3 chữ “Tiết Nghĩa Từ” đến nay đã được nhà nước công nhận xếp hạng là di tích lưu niệm danh nhân năm 1988, đường phố thị xã Bắc Giang hiện nay cũng có phố mang tên Đàm Thận Huy - chồng của trang Liệt nữ này.

Người con thứ 3, thứ 4 chính là con gái Đàm Thận Huy. Hai người này có tên là Dung Hoa và Quế Hoa. Theo gia phả họ Đàm thì khi cụ Đàm Thận Huy khởi binh chống lại nhà Mạc hai Bà cũng đi theo cha mẹ, rồi sau đó hy sinh tại cầu khoai – Yên Thế (Nay thuộc xã Tam Hiệp huyện Yên Thế) tại nơi hai bà Dung Hoa và Quế Hoa mất, dân địa phương đã lập đền thờ. Trải bao năm tháng, đền đã bị phá đi làm lại bao lần, những nó vẫn được nhân dân địa phương và khách xa gần ngưỡng mộ, tu bổ gắn liền với cảnh đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Yên Thế Di tích thờ hai bà đã được nhà nước ta công nhận và cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa.

Tại quê hương làng Me cũng có một ngôi miếu thờ hai bà Dung Hoa và Quế Hoa không kém phần linh thiêng sầm uất so với ngôi đền thờ nơi Yên Thế. Trong gia phả họ Đàm có ghi hai bà Dung Hoa và Quế Hoa đều mất sớm thiêng lắm, dân làng lập miếu thờ ở đầu bài cổng ngõ tây ứng là miếu bà cô.

Như vậy là cả gia đình của người dân bà được phong Vương dù đã hy sinh vì nghĩa lớn của dân tộc.

Bài viết khác