ĐỀ CƯƠNG HỘI THẢO KHOA HỌC
“Truyền thống họ Đàm trong lịch sử dân tộc
Và thân thế, sự nghiệp Quan tiết nghĩa Đàm Thận Huy ”
I. PHẦN KHAI MẠC HỘI THẢO:
1- Công tác tổ chức ( Cơ quan BTBT tỉnh Bắc Ninh)
2 - Khai mạc hội thảo: Bảo tàng Bắc Ninh (hoặc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hoặc Ban tổ chức hội thảo).
3 - Chào mừng hội thảo: Đại diện gia tộc họ Đàm.
4 - Đề dẫn cuộc Hội thảo (chủ tọa): Ban tổ chức Hội thảo (Tiến sỹ sử học Trần Đình Luyện).
5- Thư ký hội thảo ( Dự kiến 01 người là thành viên Ban quản lý di tích quốc gia đền thờ Đàm Thận Huy, địa điểm tổ chức hội thảo)
6. Thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức hội thảo.
+ Hội thảo tổ chức vào ngày 11 tháng 4 năm 2015 ( tức ngày 23 tháng 2 năm ất mùi) thời gian làm việc cả ngày 11.
+ Địa điểm: Khu di tích quốc gia đền thờ Cụ Đàm Thận Huy ( xã Hương Mạc-thị xã Từ Sơn-tỉnh Bắc Ninh.
II. CÁC THAM LUẬN KHOA HỌC:
A - Phần thứ nhất:
I. Nguồn gốc và sự phát triển của họ Đàm trong lịch sử dân tộc.
1 - Về nguồn gốc họ Đàm và sự phát triển trong lịch sử dân tộc:
- Nguồn gốc họ Đàm.
- Sự phát triển của họ Đàm trong lịch sử dân tộc.
- Thế phả họ Đàm.
(ông Đàm Đức Vượng chủ biên).
2 - Về quê hương họ Đàm: gồm các bài sau:
- Làng Hương Mạc - quê hương họ Đàm.
- Xã Hương Mạc: miền quê tiêu biểu của Kinh Bắc giàu truyền thống văn hiến.
- Thị xã Từ Sơn - đất Đông Ngàn nổi tiếng thông minh và hiếu học.
- Các địa danh về họ Đàm phát tích ( các đoàn Đàm tộc tiêu biểu về khoa bảng)
II. Hiếu học, khoa bảng - truyền thống tiêu biểu của họ Đàm.
- Những truyền thống đáng quý của họ Đàm trong lịch sử dân tộc.
- Truyền thống hiếu học - khoa bảng - một truyền thống tiêu biểu của họ Đàm.
- Những danh nhân khoa bảng tiêu biểu của họ Đàm thời phong kiến.
+ Đàm Thận Huy.
+ Đàm Thận Giản.
+ Đàm Đình Cư.
+ Đàm Công Hiệu……
- Đóng góp của các danh nhân khoa bảng họ Đàm trong lịch sử dân tộc và thời kỳ công cuộc đổi mới của đất nước.
III - Hậu duệ họ Đàm bảo tồn và phát huy truyền thống của gia tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phần này tập trung vào các tham luận của gia tộc họ Đàm và các hậu duệ tiêu biểu.
- Các chi họ Đàm ở Hương Mạc.
- Các chi họ Đàm ở các tỉnh thành trong nước:
+ Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Hải Phòng.
+ Quảng Yên (Quảng Ninh).
+ Hưng Yên.
+ Thái Bình.
+ Ninh Bình.
+
+ Thái Nguyên.
+ Cao Bằng.
+ Quảng Ngãi.
+.....
+.....
+.....
- Một số hậu duệ tiêu biểu của họ Đàm;
+….
+….
IV - Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa gia tộc họ Đàm.
Phần này gồm các bài nghiên cứu đánh giá các giá trị di sản văn hóa tiêu
biểu còn lưu giữ trong gia tộc họ Đàm, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy cụ thể là:
- Các di sản văn hóa vật thể: gồm các di tích đã được nhà nước quyết định xếp hạng và bảo tồn, cụ thể là các di tích:
+ Tiết nghĩa từ: Đền thờ Tiến sỹ Đàm Thận Huy (Hương Mạc). (Bắc Ninh).
+ Đền thờ Đàm Quốc Sư (tức Đàm Công Hiệu) (Hương Mạc). (Bắc Ninh).
+ Đền thờ Tiến sỹ Đàm Đình Cư (Hương Mạc). (Bắc Ninh).
+ Các di sản Hán - Nôm lưu giữ tại họ Đàm và quê hương Hương Mạc. (Bảo tàng Bắc Ninh).
+ Đền Cầu Khoai (Yên Thế, Bắc Giang): thờ hai người con gái Đàm Thận Huy theo cha chống nhà Mạc và cũng tuẫn tiết theo cha. (Bảo tàng Bắc giang).
+ Đền thờ Đàm Thận Huy ở xã Cao Xá (Tân Yên, Bắc Giang): gọi là đền Cầu Sất thờ vợ chồng cụ Đàm Thận Huy, gần đó có phần mộ hai cụ. (Bảo tàng Bắc Giang).
+ Những di tích họ Đàm và các danh nhân họ Đàm ở các địa phương trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh.
- Các di sản văn hóa phi vật thể của gia tộc họ Đàm:
+ Vấn đề giỗ tổ họ và tổ các chi tộc họ Đàm.
+ Vấn đề giỗ các danh nhân tiêu biểu của dòng họ Đàm.
+ Vấn đề nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện gia phả của dòng họ và gia phả các chi tộc.
+ Các hoạt động tăng cường mối quan hệ trong gia tộc và phát huy truyền thống của gia tộc, của các chi tộc họ Đàm hiện nay.
B- Phần thứ hai:
Quan tiết nghĩa Đàm Thận Huy - danh nhân tiêu biểu của họ Đàm.
- Quê hương và gia tộc họ Đàm Thận Huy. (Bắc Ninh).
- Con đường khoa bảng của Đàm Thận Huy. (Bắc Ninh).
- Sự nghiệp hoan lộ (quan chức) của Đàm Thận Huy. (Viện Sử học).
- Đàm Thận Huy - Thành viên Hội Tao đàn thời Lê Thánh Tôn.
- Đàm Thận Huy với sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân tài. (Bắc Ninh).
- Những học trò thành danh do Đàm Thận Huy đào tạo. (các gia tộc của học trò Đàm Thận Huy: 4 bài).
- Quan tiết nghĩa Đàm Thận Huy. (Viện Sử học).
- Đàm Thận Huy trong lịch sử và trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân Kinh Bắc. (Bắc Ninh).
III. KẾT THÚC HỘI THẢO VÀ KHUYẾN NGHỊ:
Ban tổ chức hội thảo.
Người soạn thảo
Trần Đình Luyện
Tiến sỹ Khoa học Lịch sử