CÁC BẬC THẦY TRÊN ĐẤT VIỆT THỜI XƯA

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 495
  • Tổng lượt truy cập 339,355
  • Bài viết
  • CÁC BẬC THẦY TRÊN ĐẤT VIỆT THỜI XƯA
Ngày đăng: 09/12/2015, 11:01 am
Lượt xem: 2420

CÁC BẬC THẦY TRÊN ĐẤT VIỆT THỜI XƯA



( Bài đăng trên Báo Bắc Ninh ngày 25/10/1996)

 

PTS. ĐINH CÔNG VĨ

 

 

Thời xưa, ở nước ta không chỉ các học quan hay các người chuyên trách, giáo dục mới dạy học mà đó là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người. Từ hàn nho nơi thôn dã tới người treo tên trên bảng hổ, các quan chức địa phương tới trung ương thậm chí cả những bậc tể tướng trọng thần bận điều hành muôn việc quốc gia đều dạy học. Như tể thần Lê Anh Tuấn, đại thần Nguyễn Qúy Đức đời Lê-Trịnh đã tham gia sửa văn, làm văn mẫu cho các nho sinh học. Ngay cả hoàng đế cũng đến giảng ở nhà Thái học, hoặc tham gia hỏi thí sinh ở các buổi Đình đối. Sử sách cho thấy đời Trần có những trường tư nổi tiếng như trường của Chu Văn An, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, nhà ngoại giao tiếng tăm lừng lẫy cả hai nước Trung-Việt chính là người biết gạn đục khơi trong từ cái môi trường ấy. Có nhiều hoàn cảnh và kiểu dạy học khác nhau như: có những đại thần dù đã bị bãi chức, đã già yếu vẫn can đảm ở lại kinh đô để “ huấn đào sĩ khí” như Vũ Công Đạo đời Lê-Trịnh, lại có người như Tiến sĩ Đỗ Tất Đại về xã Cao Hương là quê thầy mà dạy học cho đến chết. Có những người trọn đời vừa tham gia chính sự, bày tỏ quốc sách, vừa trước tác sách vở mà không quên xao lãng việc dạy học như Lê Qúy Đôn. Có những người quyết tâm theo đuổi công trình biên soạn nghiên cứu sách vở theo hướng của người thầy kỳ tài mà vẫn tiếp tục truyền thụ kiến thức như Bùi Huy Bích. Phần lớn truyền dạy toàn diện đi về bể rộng, nhưng cũng có một số thầy dạy đi vào chuyên môn sâu. Như có những Ngũ kinh bác sĩ đặc biệt chuyên dạy một kinh: ở thế kỷ 15 có Phù Thúc Hoành dạy Kinh Dịch, ở cuối thế kỷ 17 có Đàm Tung dạy Kinh Thư…Cả đến phụ nữ, dù ở xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, vẫn xuất hiện bà giáo đầy uy tín, dạy học không biết mệt mỏi như: Nguyễn Thị Lộ người vợ tài hoa của Nguyễn Trãi; Phù gia nữ học sĩ Nguyễn Hạ Huê, Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, Hồng Hà nữ Đoàn Thị Điểm, trọng phong khi đặc biệt ấy mới nêu tên ở Việt Nam đáng nói lên những ngôi sao dạy học trung điểm tỏa sáng rộng, rồi mọi thời nối nhau làm thành một truyền thống tốt đẹp. Như ở đời Trần nổi bật lên ngôi sao rực rỡ Chu Văn An với các học trò nổi tiếng Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát…Thời Hồ có Nguyễn Phi Khanh, thời Lê Sơ có Nguyễn Trãi ngôi sao văn học rực rỡ nhất. Thời Lê Hồng Đức có đại danh sư Trần Ích Phát người làng Triển Dương, huyện Chí Linh đã dạy thành danh 70 người: 3 Trạng nguyên ( Vũ Kiệt, Trần Sùng Dĩnh, Nghiêm Viện), 1 Bảng Nhãn ( Nguyễn Đức Huấn), 6 Thám hoa ( Trần Bích Hằng, Lê Ninh, Nguyễn Doãn Địch (tổ Nguyễn Du), Thân Cảnh Vận, Đinh Dưu Kim, Lưu Ngạn Thư), 10 Hoàng giáp, 50 Tiến sĩ; lẫy lừng nhất là khoa Hồng Đức 18 (1847) cả tam khôi học trò ông cùng đỗ, một trường hợp kỳ diệu hiếm thấy trong sử sách. Cuối Lê Sơ có Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã đào tạo được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân số 1 của thế kỷ 16. Theo “ Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề: học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm có đến 3.000 người. Lương Hiền Khánh (con Lương Đắc Bằng), Phùng Khắc Khoan, các đại thần nhà Lê Trung Hưng, Giáp Hải, Nguyễn Quyền, các rường cột của nhà Mạc, Nguyễn Dữ ( tác giả “Truyện kỳ mạn lục”)…đều là học trò nổi tiếng của ông. Ông còn là bậc thầy của các đế vương: người trực tiếp vạch kế sách cho vua Mạc, người góp ý xã xôi cho chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có các bậc thầy Đàm Công Hiệu chưa đỗ đại khoa mà đã là thầy dạy chúa Trịnh Cương. Còn có Tiến sĩ Vũ Công Đạo bậc thầy của ông thầy nổi tiêng Vũ Thạnh. Thám hoa Vũ Thạnh có đến hàng nghìn học trò, có nhiều người thành danh, trong đó có Nguyễn Tông Khuê. Hoàng giáp Tông Khuê là thầy dạy nhà bác học lừng lẫy Lê Qúy Đôn. Lê Qúy Đôn là thầy dạy của Hoàng giáp Bùi Huy Bích, người trước tác rất nhiều sách vở…Thời cuối Lê đầu Nguyễn có những bậc thầy như Phạm Qúy Thích lập trường học ở Thăng Long đào tạo lên những bậc thầy nổi tiếng như như Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (còn gọi là “thần Siêu”…Hoàng giáp Phạm Văn Nghị đã đào tạo nên nhiều học trò, nổi tiếng nhất là Tam nguyên Nguyễn Khuyến và Tam nguyên Trần Bích Sơn. Con thứ năm của Phạm Văn Nghị là Phạm Đăng Phổ có học trò thành đạt rất nhiều, làm quan rải rác ở nhiều tỉnh miền Bắc. Thám hoa Nguyễn Đức Đạt cũng là ông thầy nổi tiếng, trường Đông Sơn của ông ở xứa Nghệ là một trường cả nước đều biết. Trong khi ở miền Nam vang dội tiếng tăm của “ Gia Định sử sĩ sùng đức” Võ Trường Toàn, thầy dạy của “ Gia Định tam gia thi” ( Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Đinh) và nhiều danh sĩ Nam Hà. Nguyễn Đình Chiểu tuy chỉ đỗ Tú tài nhưng là một nhà thơ, nhà giáo được cả nước trân trọng. Ông là người bị mù nhưng làm thơ, dạy học sáng hơn cả người sáng.

Chứng tỏ, trong trường kỳ lịch sử giáo dục Việt Nam nối tiếp nhau thời xưa không lúc nào thiếu những ông thầy giỏi thậm chí giỏi đến mức phi thường. Thầy giỏi đã tạo nên trò giỏi. Đó là một quy luật bất hủ. Trong cái giỏi của người thầy có cái giỏi về phương pháp giáo dục, nhưng nổi bật hơn vẫn là phẩm chất người thầy đã làm gương cho học trò noi theo. Ở Việt Nam có những tấm gương thầy tốt đã làm nên uy tín, chấn hưng phong khi gây ảnh hưởng đến cả một thời đại và âm vang nhiều thời đại. Trên đất Bắc Hà là tấm gương chói lọi: Chu Văn An-Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một người thì dâng “ thất trảm sớ nghịch động càn khôn”, một người thì dâng sớ đôi chém 18 lộng thần làm rung động cả trong triều ngoại nội. Cả hai đều sẫn sàng treo ấn từ quan không màng phú quý lợi lộc. Ở miền Nam, Võ Trường Toản tuy không mãnh liệt bằng, nhưng tấm gương sống trong sáng ngoài vòng lợi lộc xã thần vì giáo dục của ông đã gây thanh thế cho sĩ khí Nam Hà. Đấy chưa kể hết những vị thầy nổi tiếng Tiết nghĩa như Đàm Thận Huy, Vũ Duệ…những vị thầy sẫn sàng hi sinh của nhà, đem cháu yêu gả trò như Cử nhân Ngô Văn Dạng. Gương sáng, tình cảm và công lao của các bậc thầy đó đã để lại cho học trò niềm tôn kính mãnh liệtnhư: Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương đời Lê-Trịnh làm tới thượng thư quận công vẫn lo giỗ kỵ thầy nghiêm khắc bảo vệ lễ tôn sư trọng đạo trong đám cựu môn đồ: Tiến sĩ Đỗ Văn Tám-Tuần phủ Thái Bình đời Nguyễn lần nào tới Hà Nội công cán cũng ghé thăm, tự thân đun nước mời thầy uống như hồi còn là trò nhỏ; các học trò của Hoàng giáp Phạm Văn Nghị đã theo sát thầy trong đội quân chống xâm lược Pháp; các học trò như Vũ Văn Đồng, Vũ Văn Úc đã thành trợ thủ trung thành của thầy Cao Bá Quát trong cuộc nổi dậy chống phong kiến cường quyền.

Rõ ràng, mối thâm tình sư đệ vẫn là một truyền thống đáng tự hào, đáng để trong nước và ngoài nước học tập mà chúng ta phải giữ gìn phát huy.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay việc đào tạo thế hệ tương lai cho thế kỷ 21, hẳn đó vẫn là những khuôn vàng thước thước ngọc rực rỡ để chúng ta cần phải dựa vào nâng cao lên.


Tài liệu sưu tầm

Bài viết khác